KỶ THUẬT THAY NƯỚC CHO CÁ DĨA

Ngày đăng: 16-04-2020 11:02:08

Cá Dĩa là một loại cá có yêu cầu rất cao đối với chất nước, chúng rất mẫn cảm với sự thay đổi của chất nước, vì thế khi nuôi dưỡng cần phải khống chế chất nước trong bể cá ở một mức độ nhất định. Đặc biệt là trường hợp nuôi Cá Dĩa bể trần, nuôi cá trong loại bể này tuy có những ưu điểm nổi trội nhưng chất nước thay đổi khá mạnh, nếu khống chế không tốt dễ khiến cá sinh bệnh hoặc không nuôi được cá Dĩa có chất lượng tốt.

Kỷ thuật thay nước cho cá dĩa

Để khắc phục hạn chế trên, bạn có thể kết hợp phương pháp nguyên lý cơ bản, thay nước và khống chế chất nước theo kỷ thuật sau.

DƯỠNG NƯỚC

Hiện nay hầu hết người nuôi cá kiểng đều sử dụng nuồn nước chủ yếu là nước máy, nhưng trong nước máy chứa hàm lượng khí clo lớn các chất hóa học khác, vì thế muốn an toàn phải xử lý mới có thể nuôi cá Dĩa. Một số người nuôi cá Dĩa chuyên nghiệp đều chuẩn bị một bể dưỡng nước, ở nơi dẫn nước vào trong bể lắp đặt một hộp lọc, bên trong đặt bông lọc và cac-bon hoạt tính, nước máy sau khi qua xử lý, chất nước trở nên trong sạch, nếu đổ nước máy trực tiếp vào bể, sau đó xử lý khá phiền phức.

Sau khi đổ đầy nước, mở bơm không khí bơm khí, bơm khoảng 24h trở lên là được. Nếu không có điều kiện thiết lập trang thiết bị bể cá thì dùng thuốc khử clo hoặc cho thuốc ổn định chất nước, nếu lượng nước thay khá ít thì không có vấn đề gì.

MỤC ĐÍCH THAY NƯỚC BỂ CÁ DĨA

Thay nước đối với bể nuôi cá Dĩa trần là một bước rất quan trọng, nhưng mục đích căn bản của việc thay nước là giữ cho chất nước ổn định và giữ cho chất nước trong sạch. Vì thế cần phải lưu ý: Lượng nước mỗi lần thay do căn cứ vào tình hình cá nhân để khống chế, nếu có thời gian mỗi ngày thay 1/5 nước trong bể, việc thay nước phải tiến hành thường xuyên, cố định như một quy luật, đối với việc khống chế chất nước có tác dụng rất lớn, nếu không có thời gian thì mỗi tuần 2 lần thay 1/3 nước cũng được, nhưng nhất định phải theo quy luật.

Hướng dẫn thay nước cho cá dĩa

Lý do bạn không cần phải loại bỏ ngay những phiến thủy tảo bị vàng trong bể là vì quê hương của cá Dĩa khu vực sông Amazon, ở lòng sông của khu vực lá rụng rừng rậm nhiệt đới, lá rụng ngâm mục nát rất lâu trong nước, cuối cùng tạo thành chất nước tính kiềm yếu của vùng bản địa.

Loài cá Dĩa quen sống trong môi trường nước như thế nên nếu bạn có thể tạo ra những điều kiện sống quen thuộc thì cá Dĩa sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

PHƯƠNG PHÁP THAY NƯỚC

1. Động tác thay nước phải chậm rãi, từ từ không được mang thùng nước đổ trực tiếp vào bể cá mà nên đổ nước mới vào thật chậm, một mặt khiến dòng nước chỉ gây chấn động nhẹ đối với cá Dĩa, một mặt cũng khiến cho nước mới sau khi đổ vào trong bể, chất nước cũ thay đổi thật chậm, để cá Dĩa có thể từng bước thích ứng với chất nước.

2. Cá Dĩa thích sống trong nước tính axit yếu có độ pH 6.2 – 6.8, thông thường độ pH của nước máy vượt quá 7.0, do đó phải khống chế chất nước thích ứng với thủy tảo loại lá rộng trong bể, khi một số lá phát vàng, trở nên nát thì không cần phải loại bỏ ngay lập tức, như vậy có lợi cho việc giảm độ pH.

Bài viết liên quan | Xem tất cả

XUẤT XỨ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁ DĨA

Cá Dĩa được phát hịện vào năm 1840 bởi một nhà ngư học người Áo – Tiến sĩ Johann Jacob Heckel. Quê hương của Cá Dĩa là các vùng nước trũng, tù đọng...

NHU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NUÔI CÁ DĨA

Để đề phòng sự hình thành các chất độc hại này, cần tăng cường hàm lượng oxy hoà tan trong nước để thúc đẩy quá trình phân hủy hiếu khí của các vi...

KỶ THUẬT NUÔI CÁ DĨA

Cá Dĩa là loài cá có giá trị và rất nhạy cảm do đó sử dụng nước sông để nuôi cá cần có ao (bể) lắng và lọc kỹ để nước thật trong. Sau đó cần...